2 vấn đề sức khỏe phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý
Bệnh đái tháo đường thai kì
Bệnh đái tháo đường thai kì (ĐTĐTK) là tình trạng lượng đường trong máu của phụ nữ tăng cao khi mang thai. Tỉ lệ ĐTĐTK ngày càng có xu hướng gia tăng và mỗi năm bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 10% phụ nữ mang thai tại Mỹ, một tỉ lệ rất cao.
Nguyên nhân gây bệnh ĐTĐTK hiện tại chưa rõ ràng, các chuyên gia chỉ ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ ĐTĐTK như thừa cân trước khi có thai, phụ nữ mang thai có người nhà bị bệnh tiểu đường, tiền sử sinh con lớn hơn 9 pounds (hơn 4000gr), người có tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường tha kì trước, glucose niệu dương tính. Người châu Á có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kì cao, phụ nữ tuổi càng cao mang thai thì nguy cơ ĐTĐTK càng cao.
Hậu quả: Phụ nữ mang thai nếu bị ĐTĐTK sẽ có nguy cơ cao với hàng loạt vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé. Với người mẹ, ĐTĐTK gây ra cao huyết áp, nguy cơ sinh non, đa ối, sẩy thai và lưu thai, nhiễm khuẩn niệu… Phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK có nguy cơ cao bị đái tháo đường tuyp 2 trong tương lai, dễ bị béo phì, thừa cân. Đối với thai nhi: ĐTĐTK ảnh hướng đến sự phát triển của trẻ và nguy cơ các dị tật bẩm sinh cao. Có thể kể đến như thai nhi tăng trưởng quá mức và thai to, nguy cơ các bệnh chuyển hóa ở trẻ sơ sinh, vàng da sơ sinh, các bệnh lý đường hô hấp (hội chứng nguy kịch hô hấp) và các ảnh hưởng lâu dài khác.
Những thai phụ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Đây là phương pháp được sử dụng trong chẩn đoán tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường, đặc biệt là để phát hiện đái tháo đường thai kỳ, được thực hiện giữa tuần thai 24 và 28.
Cách phòng tránh: Khi mang thai trước hết cần sàng lọc các yếu tố nguy cơ phía trên, sau đó để phát hiện ĐTĐTK cần làm xét nghiệm ĐTĐTK, đặc biệt là để phát hiện ĐTĐTK ở tuần 24 và tuần 28. Bên cạnh đó, trước khi mang thai phụ nữ cần điều chỉnh cân nặng nếu thừa cân và cân bằng chế độ dinh dưỡng khi mang thai, không nên ăn uống quá nhiều, bổ sung vi chất hợp lý.
Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
Chất sắt là cái nhân để tạo nên hồng cầu. Khi mang thai, vì cần nuôi thêm em bé mà cơ thể phụ nữ tăng sản xuất hồng cầu và cơ cơ thể mẹ cần dinh dưỡng, oxy nhiều hơn nên lượng máu trong cơ thể cần tăng lên.
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt hay nói cách khác là cơ thể bị thiếu máu vì không tổng hợp đủ hemoglobin do thiếu sắt. Có ba giai đoạn thiếu sắt, được phân biệt bởi lượng sắt chức năng, sắt vận chuyển và sắt dự trữ. Theo đó thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng, hạn chế quá trình tạo hồng cầu.
Phụ nữ mang thai là nhóm có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao bởi nhu cầu sắt tăng cao, chất sắt trong chế độ dinh dưỡng không đủ, phụ nữ thiếu máu thiếu sắt trước khi mang thai, hoặc do sử dụng thuốc sắt mà không hấp thu. Thiếu máu biểu hiện khá rõ ràng, khi phụ nữ mang thai thiếu máu thiếu sắt triệu chứng dễ nhận biết nhất là bị chóng mặt, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi xanh xao, hay ốm, thiếu tập trung.
Hậu quả: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong, sinh non, người mẹ không đủ sữa cũng như trạng thái cảm xúc bất ổn nhiều hơn.Trẻ sơ sinh nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt, để lại hậu quả lâu dài trên trẻ như kém phát triển nhận thức, giao tiếp, học tập và sinh hoạt kém, không lanh lợi.
Phòng tránh và điều trị thiếu máu thiếu sắt: Tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam vẫn khá cao, vì thế, cách phòng tránh tốt nhất là đi khám và xét nghiệm máu trước khi mang thai, nếu bị thiếu máu sẽ điều trị bằng thuốc hoặc bổ sung bằng thực phẩm giàu sắt. Một số thực phẩm giàu dành cho phụ nữ mang thai đó là thịt bò thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, cháo yến mạch, súp lơ xanh… Trong quá trình mang thai, ba tháng đầu nên được thăm khám thai sớm, đồng thời điều trị thiếu máu thiếu sắt theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thuốc sắt nước hữu cơ Fogyma – phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt cho bà bầu
Một trong những loại thuốc sắt được quan tâm trên thị trường là Fogyma - sắt hữu cơ dạng nước với thành phần sắt nguyên tố dưới dạng phức hợp sắt III hydroxide polymantose 50 mg, giúp phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt. Thuốc có số đăng ký VD-22658-15.
Sắt III hydroxide polymaltose dạng nước trong thuốc sắt Fogyma có cấu tạo bao gồm nhân sắt III hydroxide và màng polymantose, giống ferritin dự trữ sắt trong cơ thể. Màng polymaltose tạo sự ổn định và khả năng hòa tan của phức hợp trong môi trường pH biến thiên. Việc giải phóng có kiểm soát của sắt III từ nhân sắt III hydroxide ổn định, nguy cơ gây độc tính thấp và khả năng dung nạp tốt.
Sắt III hydroxide polymantose có kênh hấp thu chủ động và cấu tạo đặc biệt nên không bị cản trở hấp thu bởi thức ăn, tăng hiệu quả phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, đồng thời ít gây táo bón, nóng trong, an toàn với dạ dày.
Fogyma được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, nguyên liệu nhập khẩu từ châu Âu. Mỗi ống thuốc chứa 50 mg sắt nguyên tố, thơm ngon, dễ uống. Ống nhựa cao cấp an toàn, tiện lợi, phù hợp sử dụng với mẹ bầu và trẻ em. Độc giả xem thông tin chi tiết tại fogyma.vn.
Fogyma được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm CPC1 Hà Nội, địa chỉ: Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội. Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH dược phẩm VNP, văn phòng đại diện có địa chỉ số 91, 92 lô A3, khu đô thị Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Nguồn https://fogyma.vn/
Chuyên gia chỉ cách bổ sung sắt an toàn cho mẹ bầu
-
Hé lộ nguyên nhân vì sao bà bầu Việt đua nhau tìm dùng sắt nước hữu cơ
-
3 hậu quả không một bà bầu nào mong muốn khi lỡ bị thiếu máu thiếu sắt
-
7 thông điệp nguy hiểm từ các truyện cổ tích nổi tiếng ảnh hưởng xấu tới trẻ nhỏ
-
Dậy thì sớm khiến trẻ đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng: 4 món ăn làm tăng nguy cơ dậy thì sớm, bố mẹ cần phải kiểm soát chặt
;
- 1Thói quen giúp phụ nữ Nhật có da láng mịn, trắng sứ
- 2Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé từ lúc ăn dặm đến 12 tháng tuổi
- 3Âm thanh lúc nửa đêm khiến cặp vợ chồng suýt ly hôn, cảnh báo “căn bệnh” nhiều người mắc
- 4Cafe sáng: ‘Checklist’ những nguyên tắc để vợ chồng sống hạnh phúc
- 5Đừng ăn phần này của thịt lợn, có nấu chín 100 độ C vẫn không thể sạch
- 6Cách giúp chị em đánh son để không bị nhiễm chì
- 7Nám nặng cỡ nào cũng biến mất nhờ 2 cách dễ ợt từ đu đủ xanh
- 8Bố mẹ ơi, con có một clip "đen"...
- 98 loại vitamin tốt nhất phụ nữ cần bổ sung theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng
- 10Điều nên tránh khi du lịch nước ngoài
- 11Ăn hàu để thể hiện chuyện "chăn gối" với bạn gái, chàng trai xấu hổ vì tai nạn bất ngờ
- 12Bí quyết "30 phút" hình thành thói quen giúp giảm cân, giữ dáng hiệu quả
- 13Thời tiết nóng lạnh ẩm ương mặc gì đi làm thì hợp?
- 14Làm gì khi con cái tuổi teen cãi lời cha mẹ?
- 15Bánh Trung thu cá kho tiêu và các vị độc lạ gây sốt
- 1Căn bệnh khiến người mắc đổ nhiều mồ hôi
- 2Hoa anh đào Washington nở sớm
- 35 thực phẩm dưỡng ẩm làn da mùa lạnh
- 4Những đặc sản 10 nghìn đồng "ngon miễn chê" ở Hà Nội
- 57 điều các cặp đôi hạnh phúc làm mỗi ngày
- 6Nhau cài răng lược - Nguy hiểm cho sản phụ
- 7Quan hệ vào ngày đèn đỏ có thai không?
- 8Tránh trầm cảm trong mùa dịch Covid-19: Hãy uống đều đặn loại nước ép tươi ngon này mỗi ngày!
- 97 vấn đề của các cặp đôi khi chung giường
- 10'Trái đắng' vì thỏa mãn con vô điều kiện