Khi con bị bạn bắt nạt, dù cha mẹ cảm thấy tức giận đến đâu cũng hãy cố tránh không phạm phải 5 sai lầm sau đây
"Con nói rõ cho bố/mẹ biết, bạn bắt nạt con thế nào?
Khi trẻ đang trong tâm trạng ấm ức, sợ hãi vì vừa bị ai đó bắt nạt, bố mẹ đừng nên thúc ép con nhớ ngay lại chi tiết của sự việc vừa xảy ra. Điều đó sẽ khiến trẻ thêm hoang mang và xấu hổ hơn.
"Tại sao bạn đó không bắt nạt người khác mà lại bắt nạt con?"
Trước khi nói câu này, bạn hãy nghĩ một chút, con bạn vừa là nạn nhân của một vụ bắt nạt, thế nên, đừng khiến trẻ đau lòng thêm khi hỏi một câu cắc cớ như vậy.
"Bạn đánh con mà con không biết đánh lại à?"
Trước hết các bậc phụ huynh phải hiểu, đánh trả không giải quyết được nguồn cơn của vấn đề. Khi bạn dạy con bạn đánh trả, nghĩa là bạn đã dạy con "bạo lực có thể giải quyết vấn đề". Thực tế bạo lực không chỉ không giải quyết được vấn đề gì mà nó còn làm sai lệch hành vi và suy nghĩ của con trẻ.
Không chỉ thế khi có suy nghĩ dùng hành vi đánh trả, trẻ dần sẽ nuôi dưỡng ý định trả thù.
Hầu hết những kẻ đi bắt nạt rất thích chèn ép những bé hay phản ứng quá mức ví dụ như sợ hãi, khóc lóc, gào thét...
"Hãy tự chăm sóc bản thân, bố mẹ không thể để mắt tới con 24h trong ngày"
Khi đang tìm kiếm sự giúp đỡ, lời khuyên của cha mẹ khi bị bạn bắt nạt, cha mẹ lại nói ra câu này sẽ khiến trẻ thêm hoang mang, sợ hãi hơn.
"Khóc thì có ích lợi gì? Sao không chạy đi mách cô giáo?"
Lý do đầu tiên trẻ tìm tới cha mẹ sau khi bị bắt nạt là vì chúng tin tưởng vì vậy việc đẩy trách nhiệm sang cho giáo viên sẽ khiến trẻ càng bất an và lần sau khi bị bắt nạt, các con cũng không dám mở lòng kể với bố mẹ.
Những dạng trẻ dễ bị bắt nạt
Người hướng nội, nhạy cảm hoặc trẻ bị khiếm khuyết
Hầu hết những đứa trẻ sống nội tâm và ít nói, ít hoạt náo trong lớp thì khi bị bắt nạt, chúng cũng không về kể với bố mẹ. Những đứa trẻ bị khiếm khuyết lại càng tỏ ra tự tin rất cũng rất rụt rè và dễ trở thành mục tiêu của những kẻ ưa bắt nạt.
Những đứa trẻ không ổn định cảm xúc và dễ phản ứng thái quá
Hầu hết những kẻ đi bắt nạt rất thích chèn ép những bé hay phản ứng quá mức ví dụ như sợ hãi, khóc lóc, gào thét... Khi đó, chúng có cảm giác sung sướng vì mình là kẻ mạnh hơn.
Trẻ có kỹ năng giao tiếp xã hội kém
Những trẻ không có kỹ năng hoặc kỹ năng giao tiếp xã hội kém sẽ không biết cách thu hút sự chú ý của giáo viên và hòa đồng với các bạn cùng lớp nên rất dễ bị bắt nạt.
Cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt
Đối với trẻ mầm non, cha mẹ phải phân biệt giữa chơi chung với nhau và bắt nạt
Hãy để trẻ tự giải quyết: Trước 3 tuổi, khi thấy con bị giật đồ chơi hay bị bạn khác xô đẩy, cha mẹ không nên vội vàng kết luận và quy kết cho trẻ tội bắt nạt.
Trẻ em ở giai đoạn này bắt đầu có nhu cầu và mong muốn của bản thân, chúng nên hiểu khái niệm về chia sẻ. Vì vậy khi trẻ chơi chung, cha mẹ chỉ cần để mắt tới chúng còn mọi "tranh chấp" hãy để chúng tự giải quyết với nhau miễn là các bạn chơi chung không gây cho nhau thương tích.
Cha mẹ nên bình tĩnh trong mọi tình huống
Trước tiên, cha mẹ hãy lắng nghe con nói, giúp trẻ giải thích những gì đã xảy ra với con và để trẻ cảm nhận được sự quan tâm, lo lắng của cha mẹ. Có như thế, trẻ mới đủ bình tĩnh và tin tưởng để nói cho bố mẹ biết chuyện gì đã xảy ra với con.
Bạn có thể mô tả mọi thứ một cách ngắn gọn như: "Có phải bạn đó đã đẩy con/lấy tay đánh vào mặt con không?", "Bạn đó có lấy đồ chơi của con khi đang chơi Lego không?", "Bạn đấy đá đít con à?". Khi con bạn diễn đạt không rõ ràng, bạn có thể hỏi con những câu hỏi cụ thể để giúp xem trẻ bị bắt nạt thế nào.
Và cha mẹ nên nhớ, dù bất cứ có chuyện gì xảy ra cũng nên bình tĩnh, bởi nếu cha mẹ mất bình tĩnh sẽ rất dễ xảy ra chuyện bé xé ra to.
Hãy trấn an con rằng "bị bắt nạt" không đáng sợ và bạn sẽ cùng con để giải quyết vấn đề này. Sau khi nghe con bày tỏ mọi chuyện hãy nói với con: "Đừng lo lắng, bố mẹ sẽ xử lý và đòi hỏi cho con sự công bằng".
Dạy cho con cách phản kháng thích hợp
Khi con bị bạn bắt nạt, bố mẹ có thể dạy con cách lên tiếng phản kháng để cho đối phương biết là họ đã sai, chẳng hạn như: "Bạn đánh tôi là sai rồi, bạn làm đau tay tôi rồi đấy".
Thứ hai, bạn phải dạy con cách di chuyển ra xa khỏi kẻ bắt nạt để tránh bị đánh tiếp.
Cuối cùng, dạy con cách tìm người trợ giúp là bố mẹ hoặc giáo viên.
Theo Sohu
Nếu chuẩn bị cho con ra ngủ phòng riêng, bố mẹ cần nhớ ngay 8 gợi ý này để mọi việc diễn ra thật nhẹ nhàng và vui vẻ
- 1Đánh răng đều đặn thường xuyên mà vẫn bị hôi miệng, hóa ra nguyên nhân lại nằm ở một bộ phận ít ai ngờ đến nhất
- 2Luộc trứng bằng nước lạnh hay nóng? Nếu làm sai ở các bước chính, trứng vẫn còn vi khuẩn
- 3Cách làm gà hấp bia ngọt thanh cho bữa tối ngon miệng
- 43 độ tuổi bạn già đi nhanh hơn
- 5Cho trẻ đi du lịch, có những món tuyệt đối không nên ăn trên máy bay
- 6Tròn xoe mắt trước những hộp cơm bento đẹp mắt của mẹ đảm Sài Gòn
- 7Các cách giúp bạn giảm đau bụng kinh nguyệt
- 8Chị em đua nhau uống colagen để căng da, nhưng bạn chỉ cần uống thứ nước này thôi
- 9Dự kiến giá vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông thấp nhất là 8.000 đồng/lượt
- 105 dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản ngay tại nhà
- 11Mận đang vào mùa, mẹ học ngay cách làm ô mai và siro mận thơm ngon
- 126 câu hỏi tế nhị về "chuyện ấy" chị em nào cũng tò mò nhưng không dám nói ra
- 13Cách giữ chất dinh dưỡng trong trái cây và rau xanh
- 147 nguyên tắc ăn tối giúp giảm cân hiệu quả
- 15Bị quay lưng vì ngu muội chấp nhận hy sinh 11 năm ở bên cạnh người đàn ông có vợ, đến khi bố mẹ bị bệnh tôi mới thức tỉnh
- 1Căn bệnh khiến người mắc đổ nhiều mồ hôi
- 2Hoa anh đào Washington nở sớm
- 35 thực phẩm dưỡng ẩm làn da mùa lạnh
- 4Những đặc sản 10 nghìn đồng "ngon miễn chê" ở Hà Nội
- 57 điều các cặp đôi hạnh phúc làm mỗi ngày
- 6Nhau cài răng lược - Nguy hiểm cho sản phụ
- 7Quan hệ vào ngày đèn đỏ có thai không?
- 8Tránh trầm cảm trong mùa dịch Covid-19: Hãy uống đều đặn loại nước ép tươi ngon này mỗi ngày!
- 97 vấn đề của các cặp đôi khi chung giường
- 10'Trái đắng' vì thỏa mãn con vô điều kiện