Thiếu máu khi mang thai có thể cải thiện qua chế độ ăn
Bổ sung thực phẩm giàu sắt khi thiếu máu
Để điều trị tốt bệnh thiếu máu khi mang thai, các thai phụ nên chủ động xây dựng một chế độ ăn uống đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng cũng như năng lượng. Theo đó, nên ăn ít nhất 3 phần ăn mỗi ngày các loại thực phẩm giàu chất sắt, như thịt gia cầm, thịt nạc đỏ và cá, lòng đỏ trứng, gan, thịt bò, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, đậu phụ, các loại hạt…
Trứng gà
Trứng gà là một nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú, bao gồm canxi, chất đạm, sắt, phốt pho, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu nên cố gắng ăn khoảng 3 - 4 quả trứng gà vào mỗi tuần để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trứng gà là thực phẩm giàu sắt, tốt cho phụ nữ mang thai bị thiếu máu.
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin
Ngoài việc bổ sung chất sắt trong chế độ dinh dưỡng, nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ như trái cây họ cam quýt, cà chua, thanh long, táo, bưởi...

Trái cây tươi chứa nhiếu vitamin.
Thực phẩm giàu folate
Bên cạnh đó, nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu folate để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu folate trong thai kỳ. Các loại thực phẩm chứa nhiều folate thường bao gồm: rau xanh lá, trái cây hoặc nước trái cây có họ cam quýt, bánh mì và ngũ cốc bổ sung axit folic, đậu khô…
Uống viên sắt
Trong suốt khoảng thời gian mang thai cho đến khi sinh con sau một tháng, bạn nên uống mỗi ngày một viên sắt - axit folic, tương đương với 600mg sắt và 400mcg acid folic. Đối với phụ nữ mang thai bị thiếu máu cần sử dụng viên uống bổ sung theo sự chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi dùng viên sắt
Phụ nữ khi mang thai nên hạn chế tiêu thụ các loại chất có thể làm cản trở sự hấp thụ chất sắt vào cơ thể, chẳng hạn như phytate hoặc tannin thường có trong các loại trà và ngũ cốc thô. Bên cạnh đó, không nên dùng thuốc sắt chung với canxi hoặc thuốc chống loét dạ dày vì có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.
Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng cùng lúc những loại thuốc trên, nên uống chúng cách nhau ít nhất khoảng 2 tiếng. Lưu ý, không nên dùng thuốc chứa sắt cùng với cà phê, trà hoặc sữa, vì sự kết hợp này cũng góp phần làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt.
Theo Suckhoedoisong
7 mẹo hay giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả trong thai kỳ
- 1Tình dục giúp bạn sống lâu hơn như thế nào? 12 lợi ích tuyệt vời của tình dục với sức khỏe
- 2Hướng dẫn cách nấu cháo trứng gà cho trẻ em
- 3Không cần ăn ít vẫn giảm cân hiệu quả
- 4Cha mẹ Việt sẽ thôi ngay ý định khoe hình con lên MXH nếu biết những sự việc này
- 5Giải pháp cho làn da nhăn và chảy xệ ở độ tuổi 40
- 6Vài tips đơn giản làm trắng răng sau những ngày ăn vặt bánh kẹo, mứt Tết
- 7Những điều cần lưu ý khi dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt
- 8Sẹo thâm, sẹo lõm đến cỡ nào cũng được san phẳng với công thức chưa đến 5 ngàn đồng
- 9Cảnh báo nắng nóng 39 độ C có thể làm khô cháy mắt kể cả khi ngồi điều hòa
- 10Ba điều rất ít mẹ bầu biết về sắt nước hữu cơ
- 11Để tạo nên một đứa trẻ có tính cách tự lập, đây là 4 phương pháp cha mẹ dễ dàng áp dụng
- 12Những dấu hiệu suy thận cực nguy hiểm thường bị bỏ qua
- 13Các quy tắc để 'săn' được việc tốt thời Covid-19
- 14Những tưởng da đẹp xinh, mướt mát sau một đêm là chuyện hoang đường nhưng với 5 hũ mặt nạ ngủ sau thì hoàn toàn có thể
- 15Ngưỡng mộ mẹ 8x làm những đĩa cơm đẹp như mơ cho con khiến cộng đồng mạng "dậy sóng"
- 1Căn bệnh khiến người mắc đổ nhiều mồ hôi
- 2Hoa anh đào Washington nở sớm
- 35 thực phẩm dưỡng ẩm làn da mùa lạnh
- 4Những đặc sản 10 nghìn đồng "ngon miễn chê" ở Hà Nội
- 57 điều các cặp đôi hạnh phúc làm mỗi ngày
- 6Nhau cài răng lược - Nguy hiểm cho sản phụ
- 7Quan hệ vào ngày đèn đỏ có thai không?
- 8Tránh trầm cảm trong mùa dịch Covid-19: Hãy uống đều đặn loại nước ép tươi ngon này mỗi ngày!
- 97 vấn đề của các cặp đôi khi chung giường
- 10'Trái đắng' vì thỏa mãn con vô điều kiện