Trẻ bị đổ mồ hôi trộm ở đầu và lưng, bố mẹ cần làm gì?
Nguyên nhân trẻ ra mồ hôi trộm
Trẻ hay ra mồ hôi trộm nhiều nhất ở những vùng có nhiều tuyến mồ hôi như lưng, trán, vùng dưới cánh tay, lòng bàn tay, bàn chân và háng. Trẻ hay ra hôi trộm thường đổ nhiều mồ hôi khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ sâu.
Hiện tượng này có thể khiến trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, bị giật mình, và hay quấy khóc nhiều vào ban đêm. Trẻ hay ra mồ hôi trộm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý.
Yếu tố sinh lý
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Do đó, quá trình trao đổi chất ở trẻ cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Khi cơ thể chuyển hóa năng lượng, thân nhiệt của trẻ sẽ tăng lên cao hơn mức bình thường, dẫn đến tình trạng trẻ hay ra mồ hôi trộm. Bên cạnh đó, hệ thống điều chỉnh thân nhiệt của trẻ vẫn còn non nớt.
Trẻ hay ra mồ hôi trộm để tự cân bằng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi ở bé khá cao so với kích thước cơ thể, nên cũng sẽ khiến trẻ hay ra mồ hôi trộm nhiều hơn người lớn. Đổ mồ hôi trộm do yếu tố sinh lý gây ra thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Yếu tố bệnh lý
Trẻ hay ra mồ hôi trộm là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm.
Bệnh về tim mạch: trẻ hay ra mồ hôi trộm một cách bất thường vào ban đêm có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh về tim mạch hay tim bẩm sinh. Đặc biệt, nếu bé có các dấu hiệu kèm theo như: sốt, khó thở, ớn lạnh,... thì có thể bé đã bị mắc bệnh viêm màng tim rất nguy hiểm.
Chứng ngưng thở trong khi ngủ: khi mắc chứng bệnh này, trẻ thường có dấu hiệu ngáy nhiều, tiếng ngáy to, ra nhiều mồ hôi lúc ngủ. Nguyên nhân là do những bất thường ở đường khí quản làm cản trở hệ hô hấp của bé. Nếu không được phát hiện kịp thời, chứng bệnh này có thể dẫn đến đột tử.
Chứng tăng tiết mồ hôi: nguyên nhân của chứng bệnh này là bộ phận cảm biến thân nhiệt của trẻ gặp vấn đề, làm mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Đây không phải là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng có thể khiến bé thấy khó chịu và dễ bị cảm lạnh. Khi thấy trẻ ra mồ hôi nhiều, ba mẹ nên lau người bằng nước ấm và thay quần áo cho bé. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài, ba mẹ cần cho bé gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.
Bệnh còi xương: nếu trẻ hay ra mồ hôi trộm kèm theo những biểu hiện như: xương đầu to, chân vòng kiềng, ngực nhô mình gà,... rất có thể bé đã bị mắc bệnh còi xương.
Lao sơ nhiễm: với bệnh lao sơ nhiễm trẻ sẽ có biểu hiện đổ mồ hôi trộm kết hợp với ho kéo dài, ăn uống kém,...
Trẻ hay ra mồ hôi trộm do yếu tố bệnh lý là rất nguy hiểm. Do đó, ba mẹ nên cho bé gặp các bác sĩ thường xuyên để được thăm khám tận tình và chính xác. Ứng dụng đặt lịch khám online sẽ giúp ba mẹ liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa dễ dàng và thuận tiện hơn.
Cách xử lý khi bé bị đổ mồ hôi trộm
Khi bé thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm, việc đầu tiên các mẹ cần phải làm đó là theo dõi giấc ngủ của bé, thường xuyên dùng tay sờ lên vùng lưng, sau gáy của bé. Nếu thấy mồ hôi đổ nhiều cần dùng khăn xô lau khô, tránh tình trạng cơ thể ra nhiều mồ hôi, áo ẩm, thấm ngược vào da gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, khi bé bị đổ mồ hôi các mẹ chú ý tuyệt đối không được để quạt thúc trực tiếp vào người con, mồ hôi sẽ khiến bé yêu dễ bị cảm lạnh.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm? Sử dụng lá đinh lăng chính là cách chữa đổ mồ hôi trộm dân gian cho trẻ nhỏ mà được nhiều người áp dụng và thành công. Để thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản, bạn có thể làm như sau:
– Chuẩn bị một nắm to lá đinh lăng, sau đó rửa sạch và để ráo nước. Tiếp đến cho lá đinh lăng vào chảo sao vàng, hạ thổ khoảng 10 phút. Bạn cho lá đinh lăng vừa sao vào giữa 2 miếng vải dày, rồi đặt dưới lưng và đầu cho bé. Sau một đêm đảm bảo bạn sẽ thấy sự cơ thể trẻ không còn dấu hiệu đổ mồ hôi trộm nữa nhé. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thực hiện phương pháp này liên tiếp khoảng 1 tuần cho dứt điểm.
– Lưu ý: Khi cho lá đinh lăng vào miếng vải, bạn nên nhặt bỏ các cẳng khô, cứng đi để tránh chọc vào người bé nhé.
Theo Phunutoday
Những loại quần áo không nên mua cho trẻ
- 1Ăn đu đủ 1 lần trong tuần có thể diệt sạch giun sán lại còn giúp chị em trẻ lâu
- 2Ngọc Diễm mặc đồ vintage
- 3Dễ dàng chữa suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới bằng thảo dược
- 4Ăn cam thế này thành "thuốc độc", hại khủng khiếp cho cơ thể
- 5Tại sao bộ đôi trong uống ngoài bôi Babolica giúp làm mờ nám da, tàn nhang, đồi mồi?
- 6Tối tối thoa 2 thứ này lên rồi massage 5 phút, vòng 1 lớn nhanh như thổi sau 2 tuần
- 7Trải qua sinh nở mà da vẫn đẹp mơn mởn, các mẹ bỉm hot nhất Vbiz có bí quyết gì?
- 8Bí mật nhan sắc của phụ nữ Pháp được chuyên gia tiết lộ
- 9Cafe sáng: 20 điều cha mẹ cần đọc trước khi... họp phụ huynh
- 10Bộ Công Thương kiến nghị xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc về việc tăng giá điện
- 115 bệnh nhiễm trùng thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ
- 12Tròn xoe mắt trước những hộp cơm bento đẹp mắt của mẹ đảm Sài Gòn
- 13Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng 2020 chuẩn, cho gia chủ cả năm tài lộc
- 14Cứ tưởng để chơi, hóa ra đây mới là tác dụng thật của khăn trải ngang giường khách sạn
- 1513 mẹo sắp xếp cho nhà chật
- 1Căn bệnh khiến người mắc đổ nhiều mồ hôi
- 2Hoa anh đào Washington nở sớm
- 35 thực phẩm dưỡng ẩm làn da mùa lạnh
- 4Những đặc sản 10 nghìn đồng "ngon miễn chê" ở Hà Nội
- 57 điều các cặp đôi hạnh phúc làm mỗi ngày
- 6Nhau cài răng lược - Nguy hiểm cho sản phụ
- 7Quan hệ vào ngày đèn đỏ có thai không?
- 8Tránh trầm cảm trong mùa dịch Covid-19: Hãy uống đều đặn loại nước ép tươi ngon này mỗi ngày!
- 97 vấn đề của các cặp đôi khi chung giường
- 10'Trái đắng' vì thỏa mãn con vô điều kiện