Viêm não Nhật Bản vào mùa, BS Viện Nhi chỉ dấu hiệu nhận biết sớm các mẹ hay nhầm lẫn
Hiện đang là giữa mùa hè, cũng là lúc mùa dịch viêm não Nhật Bản bắt đầu phát triển mạnh, TS.BS Đỗ Thiện Hải – Phó khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong khoảng 1 tháng qua khoa ghi nhận khoảng 20 ca viêm não Nhật Bản nhập viện điều trị.
Theo BS Hải, đa phần các ca nhập viện đều trong tình trạng nặng, thậm chí có những trẻ bị biến chứng vận động, biến chứng thần kinh mất ý thức hoàn toàn. Nguyên nhân được BS Hải đưa ra là do phụ huynh thường quên lịch tiêm nhắc lại vắc xin viêm não Nhật Bản cho con, đồng thời đưa đến viện khi đã trong giai đoạn tiến triển nặng.
Theo BS Hải, để có thể đưa trẻ đến viện kịp thời thì phụ huynh cần phải biết được những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết sớm khi trẻ bị viêm não Nhật Bản. “Thời gian vàng để điều trị cũng như hạn chế di chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc viêm não Nhật Bản là 2 ngày kể từ khi nhiễm virus. Tuy nhiên, đa phần các phụ huynh đều đưa trẻ đến viện muộn, khi đã có những triệu chứng điển hình”, BS Hải cho hay.
TS Hải cho biết đa phần trẻ đưa đến viện trong tình trạng đã muộn.
Theo đó, khi trong 1 đến 2 ngày đầu mắc viêm não Nhật Bản thường có các dấu hiệu như sốt, đau đầu tăng dần, mệt mỏi, buồn nôn và nôn khan. Trong các biểu hiện trên thì sốt và nôn khan thường các bậc phụ huynh hay bị nhầm lẫn nhất.
“Khi trẻ bị sốt các phụ huynh thường nghĩ đến sốt virus và mua thuốc hạ sốt cho con uống. Tuy nhiên, nếu bị sốt virus trẻ sau khi uống thuốc hạ được sốt thì theo bản năng trẻ sẽ hoạt động và chơi bình thường. Nhưng nếu bị sốt do mắc viêm não Nhật Bản khi hạ sốt trẻ vẫn li bì, đau đầu và ngủ nhiều, đây chính là biểu hiện của rối loạn hệ thần kinh trung ương.
Còn đối với việc trẻ nôn khan, nhiều bà mẹ lại nghĩ trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc ho nên nôn. Vì thế nhiều người cho trẻ uống men tiêu hóa, uống thuốc ho với hy vọng giảm cơn nôn của trẻ.
Nhưng thực tế không phải vậy, nôn khan không liên quan gì đến rối loạn tiêu hóa hat ăn uống. Thực tế khi trẻ bị nôn khan kèm theo sốt, đau đầu tăng dần thì đó chính là triệu chứng của viêm não nhật bản.
Việc các bà mẹ không nhận ra điều đó, đến khi trẻ có các biểu hiện điển hình như đau đầu dữ dội, sốt cao, co giật mới đưa đến viện thì lúc đó đã quá muộn”, BS Hải chia sẻ.
Nhiều phụ huynh nhầm lẫn biểu hiện ban đầu của bệnh khiến trẻ ngày càng nặng hơn.
Từ những phân tích trên, BS Hải khuyến cáo khi thấy trẻ có các triệu chứng sốt, ngủ nhiều, đau đầu thì hãy nghĩ ngay đến viêm não Nhật Bản và đưa trẻ đến khám. Trong trường hợp để trẻ xuất hiện các biểu hiện nặng thì sẽ gây ra nhiều biến chứng và rất khó khăn trong quá trình điều trị điều trị.
Di chứng nặng nề nhất của trẻ khi mắc viêm não đó là ảnh hưởng đến vận động và thần kinh, hoặc hô hấp. “Thực tế, khoa đang có những trẻ bị biến chứng rất nặng, mất ý thức hoàn toàn. Hoặc có trẻ ý thức vẫn nhận biết được nhưng lại không thể vận động được”, BS Hải cảnh báo.
Để phòng bệnh viêm não Nhật Bản, TS Hải cho rằng tiêm chủng là biện pháp tốt nhất. Hiện vắc xin viêm não Nhật Bản đã có trong chương trình tiêm chủng quốc gia do đó các bậc phụ huynh nên lưu ý thực hiện các mũi tiêm này từ khi trẻ còn nhỏ theo thời gian sau:
Mũi 1: khi trẻ 1 tuổi
Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
Mũi 3: 1 năm sau khi tiêm mũi 2
Lưu ý: 3 mũi tiêm chủng này chỉ có khả năng bảo vệ trẻ trong khoảng 5-7 năm, sau đó nồng độ kháng thể trong máu giảm dần, nguy cơ mắc bệnh lại tăng lên. Do đó các bậc phụ huynh sau khi tiêm mũi 3, cần tiêm nhắc lại cho trẻ sau 3-4 năm, đến khi trẻ được 15 tuổi.
Ngoài ra, để phòng bệnh các gia đình cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu. Không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt.
Theo Lê Phương (Khám phá)
Trứng luộc rất dễ bị nhiễm khuẩn bởi hành động mà nhiều người hay làm khi luộc trứng
-
Trong 1 tuần có thêm 14 ca mắc tay chân miệng: Đây là dấu hiệu bệnh tay chân miệng và việc cha mẹ cần làm ngay để phòng bệnh cho con
-
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa và cách xử lý
-
Trẻ nhập viện vì chảy máu cam ngày nóng, cảnh báo điều cha mẹ cần làm để không hại con
-
Trẻ bị điếc, thiểu năng vì mắc bệnh dễ lầm với ho sốt, lưu ý biểu hiện này ở trẻ
;
- 13 thành phần giúp sở hữu làn da, mái tóc đẹp mà mọi cô gái nên biết
- 2Dòng chữ 'Hanoi' bị xoá và giờ không còn chỗ sống ảo đẹp thế này nữa
- 3Khi một người phụ nữ bắt đầu già đi và dần lão hóa, cơ thể sẽ có "3 chỗ ngày càng chảy xệ - 3 chỗ càng to ra"
- 4Người cha tử vong sau 3 ngày bị con trai đạp trúng bụng
- 54 điều cân nhắc trước khi đăng ảnh con lên mạng xã hội
- 6Cách làm quýt ngâm đường phèn phòng bệnh giao mùa
- 710 mũi tiêm BẢO VỆ CON YÊU CẢ ĐỜI mẹ thông thái nhất định phải biết
- 83 nét đẹp ngoại hình của phụ nữ hấp dẫn đàn ông nhất
- 9Những việc đơn giản khiến con hạnh phúc mà cha mẹ nào cũng làm được
- 10Vì sao xét xử kín ông Nguyễn Hữu Linh?
- 11Con trai đầu bếp Cẩm Vân: 'Mẹ xuất gia lòng tôi thật sự trống rỗng và không biết nghĩ gì'
- 124 mẹo nhỏ để làm mẹ thảnh thơi
- 13Bảo mẫu U60 tát, ném bé trai sinh đôi như đồ chơi vì quấy khóc
- 14Vụ nữ sinh giao gà bị giết: 7.000 tờ rơi tìm nạn nhân và màn kịch giả dối của mẹ
- 15Những kiểu nói dối về tiền bạc
- 1Căn bệnh khiến người mắc đổ nhiều mồ hôi
- 2Hoa anh đào Washington nở sớm
- 35 thực phẩm dưỡng ẩm làn da mùa lạnh
- 4Những đặc sản 10 nghìn đồng "ngon miễn chê" ở Hà Nội
- 57 điều các cặp đôi hạnh phúc làm mỗi ngày
- 6Nhau cài răng lược - Nguy hiểm cho sản phụ
- 7Quan hệ vào ngày đèn đỏ có thai không?
- 8Tránh trầm cảm trong mùa dịch Covid-19: Hãy uống đều đặn loại nước ép tươi ngon này mỗi ngày!
- 97 vấn đề của các cặp đôi khi chung giường
- 10'Trái đắng' vì thỏa mãn con vô điều kiện